Cách sao lưu (backup) website WordPress thủ công trong cPanel

Một trong những công việc hết sức quan trọng khi vận hành một website nói chung và website dùng WordPress nói riêng, đó là sao lưu. Trong bài viết này Hocban.vn hướng dẫn các bạn cách để sao lưu (backup) website WordPress thủ công trên cPanel.

Sao lưu (backup) website là làm gì và nó quan trọng như thế nào ?

Cũng tương tự như sao lưu danh bạ điện thoại, sao lưu dữ liệu máy tính, sao lưu website là việc lưu lại toàn bộ dữ liệu, trạng thái của website để khi xảy ra sự cố thì ta có cái mà khôi phục, tức là đưa nó đúng y hiện trạng lúc sao lưu.

Nếu như bạn không sao lưu thì khi xảy ra sự cố bạn sẽ không lấy gì để khôi phục lại website, thế là tất cả công sức đổ sông đổ bể. Sự cố nó xảy ra thì không biết đường đâu mà lần, ví dụ web bị tấn công, bị hack chèn mã độc dẫn đến hỏng.

Cách sao lưu (backup) website WordPress thủ công trong cPanel

À, trước khi đi vào hướng dẫn thì mình cũng nói thêm, đó là việc sao lưu website WordPress có thể tiến hành tự động thông qua plugin hoặc thực hiện thủ công.

Ngoài ra nhà cung cấp hosting cũng định kỳ sao lưu web của bạn theo chu kỳ ngày / tuần / tháng gì đó để phòng ngừa bất trắc. Trong trường hợp web bị hỏng thì các bạn có thể liên hệ kỹ thuật để hỗ trợ khôi phục. Tuy nhiên, bạn hãy tự làm nó thủ công thì hay hơn.

Lưu ý: trước khi sao lưu thì các bạn hãy ngưng kích hoạt các plugin tạo cache đi nhé (nếu đang xài). Thông thường anh em hay dùng là: WP Rocket, W3 Total Cache, LiteSpeed Cache, WP Fastest Cache.

Bước 1: Vào cPanel, mở trình quản lý file – File Manager trong cPanel như hình bên dưới.

Mo trinh quan ly file - File Manager trong Cpanel

Mo trinh quan ly file – File Manager trong cPanel

Bước 2: Mở thư mục public_html lên, thông thường thì thư mục này sẽ chứa dữ liệu của website WordPress. Nếu mà bạn cài web với tên miền phụ cùng host thì nó sẽ ở một thư mục khác, vd: Blog.hocban.vn

Mo thu muc puplic_html

Mo thu muc puplic_html

Bước 3: Lúc này bạn nhấn vào nút Select All như hình dưới để chọn tất cả các tập tin và thư mục có trong đó.

nhan vao Select All de chon tat ca thu muc va tap tin trong nay

nhan vao Select All de chon tat ca thu muc va tap tin trong nay

Bước 4: Nhấn chuộc phải và chọn chức năng Compress để nén tất cả những gì đã chọn ở trên thành một file nén.

Nhan chuot phai va chon vao chuc nang Compress de nen file

Nhan chuot phai va chon vao chuc nang Compress de nen file

Bước 5: Chọn định dạng file nén, thì ở đây mình đề xuất các bạn chọn định dạng file nén là GZiped Tar Archive như hình bên dưới.

Chon dinh dang cua file nen

Chon dinh dang cua file nen

Bước 6: Cuộn chuột xuống (cái thanh cuộn dài hơn á) sẽ thấy mục đổi tên. Tại đây các bạn đặt tên cho file nén cần lưu và nhấn Compress File(s) để hoàn tất. Mình khuyến khích đặt tên dạng: SAOLUU100-SUA-LOI-abcxyz | Lý do đặt tên như vậy là để nó sắp xếp trình tự trong danh sách dễ tìm, ví dụ bạn có 100 file sao lưu thì nó sẽ khó tìm lắm đấy.

Keo xuong de sua lai ten cua file sao luu

Keo xuong de sua lai ten cua file sao luu

Đoạn “SUA-LOI-abcxyz ” ý mình ghi chú là tại cái bản sao lưu thứ 100 là mình vừa sửa một lỗi gì đó trên website, chứ cứ để tên mặc định thì sau này biết bản sao lưu đó nó lưu web ở giai đoạn nào.

Bước 7:  Bạn chờ một chút, quá trình nén file sẽ diễn ra tầm 30 giây hoặc lâu hơn, tùy vào DATA web bạn nhiều hay ít. Sau khi hoàn tất, các bạn sẽ thấy bên ngoài đã có file nén như bên dưới. Rê chuột vào nó chọn vào Download để tải về máy tính.

Hoan tat nen file va chon download de tai ve may tinh

Hoan tat nen file va chon download de tai ve may tinh

Bước 8: Sao lưu Cơ sở dữ liệu (Database) của website WordPress. Các bạn quay trở lại trang quản lý chính của cPanel, kéo xuống sẽ thấy mục phpMyAdmin như hình minh họa, mở nó ra để chuyển đến trang quản lý Database.

Mo phpMyAdmin tren Cpanel len

Mo phpMyAdmin tren cPanel len

Bước 9: Chọn vào database của web cần sao lưu và nhấn vào nút Export của thanh ngang như hình bên dưới các bạn nhé, hình mình có tô đỏ để bảo mật thông tin chút.

Chon database cua web can sao luu

Chon database cua web can sao luu

Bước 10: Các bạn chọn y như trong hình bên dưới (để nguyên nếu mặc định nó như thế rồi), và nhấn vào Go để nó tải về file database của website. Như vậy là hoàn tất việc sao lưu Database rồi nhé !

Xuat ra file Databse cua website WordPress

Xuat ra file Databse cua website WordPress

Bước 11: Copy cái file Data web ở trên và cái file Database vừa xong vào trong một thư mục, đặc tên thư mục đó sao cho dễ nhớ và đem bỏ vào nơi mà các bạn muốn lưu trữ website trên máy tính hoặc Google Drive gì đó cũng được. Bước này cũng là bước hoàn tất cho việc sao lưu một website WordPress theo phương pháp thủ công rồi đấy.

Phải nói là bài này rất dài, vì mỗi thao tác thực hiện đều hết sức cẩn trọng nên mình không có viết đại khái, mắc công các bạn lại làm sai thì VL lắm. Rồi, bạn nào có ý kiến đóng góp hoặc có điều gì thắc mắc thì cứ để lại bình luận bên dưới nhé, cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.

4.5/5 - (2 votes)




Subscribe
Notify of
guest

16 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Ưu đãi Hosting, VPS lên đến 50% và tặng bộ theme, plugin bản quyền hơn 1.600$XEM CHI TIẾT
+