Trong bài này chúng ta sẽ tải về và cài đặt WordPress trên localhost, các bạn phải nhập đúng các trường dữ liệu như đã tạo ở bài trước nhé !
Tải mã nguồn WordPress
Bạn truy cập website wordpress.org
, chọn vào Download WordPress 4.6.1 về máy tính (phiên bản thời điểm bạn download có thể khác với lúc mình thực hiện bài viết này, không sao, bạn cứ chọn bản mới nhất mà tải);
Lưu ý: các bạn nên tải file mã nguồn WordPress bản tiếng Anh tại wordpress.org
không nên sử dụng bản tiếng Việt ở vi.wordpress.org
. Đơn giản vì phiên bản Tiếng Việt đã bị “can thiệp” và có thể phát sinh một số lỗi không mong muốn. Hơn nữa, bạn nên sử dụng tiếng Anh, vì thuật ngữ nó chuẩn hơn và việc tìm kiếm các hướng dẫn cũng dễ hơn.
Cài đặt WordPress
Bước 1: Theo đường dẫnC:\xampp\htdocs
bạn tạo một thư mục có tên giống/na ná với tiêu đề website mà bạn định tạo (nhớ viết liền và không dấu nhé). Ví dụ bạn muốn tạo một website và định đặt tên cho nó như “Học Bạn” phần mở rộng (đuôi) của tên miền là “.vn” thì bạn tạo một thư mục có tên là “HocBanVn“. Đây là thư mục chứa tất cả mọi thứ trên website của bạn bao gồm: mã nguồn, hình ảnh, video,.. Thư mục này còn được gọi là thư mục root.
Bước 2: Giải nén tập tin .zip của file mã nguồn WordPress vừa tải thành một thư mục có tên wordpress;
Bước 3: Copy toàn bộ các file trong thư mục wordpress vừa giải nén và dán vào thư mục bạn đã tạo ở bước 1. Ở bước 1, mình tạo thư mục có tên là HocBanVn (gọi là thư mục root) như vậy mình sẽ dán các file vừa copy ở trên vào thư mục này. Đường dẫn của nó tương tự:C:\xampp\htdocs\HocBanVn
Bước 4: Mở phần mềm XAMPP lên (nếu chưa mở), nhấn start ở hai module Apache và MySQL. Mở trình duyệt và nhập vào địa chỉ tương tự:
localhost:8888/hocbanvn/wp-admin
Tại đây chúng ta lựa chọn ngôn ngữ là English (United States) >> Chọn Continue để tiếp tục cài đặt;
Bước 5: Trang chào mừng của WordPress xuất hiện, nhấn vào Let’s go và nhập lần lược các thông tin sau:
- Database Name: Bạn nhập tên database đã tạo. Bài trước mình đặt tên là hocbanvn bây giờ mình nhập nó vào;
- Username: Tên người dùng bạn cũng nhập tên giống tên Database Name ở trên luôn (vì trong bài trước mình tạo đồng thời tên người dùng và tên cơ sở dữ liệu giống nhau) – mình nhập hocbanvn;
- Password: Mật khẩu đã tạo, của mình là 123456;
- Database host: localhost (giữ nguyên);
- Table Prefix: wp_ (giữ nguyên);
>> Nhấn submit (xác nhận), một thông báo xuất hiện (tạm hiểu nó nói là WordPress đã kết nối thành công với cơ sở dữ liệu của bạn……) >> chọn Run the install để tiếp tục;
Bước 6: Trang cài đặt được mở ra, bạn điền các thông tin tương ứng như sau:
- Site title: Tiêu đề website của bạn, ở đây mình đặt là Học Bạn;
- User name: Đặt tên người dùng cho website. Nên đặt giống tên mà bạn đã tạo trong cơ sở dữ liệu (của mình là “hocbanvn“);
- Password: Đặt mật khẩu đăng nhập cho website, ví dụ: “123456” (lưu ý: mật khẩu đã tạo trong database với mật khẩu ở đây là khác nhau nhé, tức là bạn có thể đặt mật khẩu giống hay khác nhau cũng không liên quan gì cả);
- Your email: Nhập vào địa chỉ email của bạn, mình nhập btvhocban@gmail.com;
- Search Engine Visibility: Đánh dấu tick để ngăn chặn các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu website của bạn. Thực ra việc này chỉ có ý nghĩa khi bạn cài đặt WordPress trên máy chủ/host thật thôi, còn localhost thì không có tác dụng gì.
>> Click vào ô Install WordPress để tiếp tục;
Bước 7: Một thông báo nói rằng: ” WordPress đã được cài đặt hoàn tất, cảm ơn !“, click vào Log In để đăng nhập.
Bước 8: Trang đăng nhập vào WordPress xuất hiện, nhập các thông tin dưới đây:
- Username or Email: Bạn nhập tên đăng nhập hoặc địa chỉ email đã tạo ở trên. Mình có thể nhập btvhocban@gmail.com hoặc btvhocban cũng được.
- Password: Bạn nhập mật khẩu đã tạo ở bài trước, mình nhập 123456 , nhấn Log In và tận hưởng thành quả nào !
Như vậy là chúng ta đã cài đặt xong một website trên localhost rồi đấy. Không biết các bạn có khó gặp khó khăn gì không nhỉ ? Hãy để lại các thắc mắc/ vấn đề của bạn bên dưới nhé ! Trong bài sau chúng ta học cách đổi giao diện mặc định của WordPress sang mẫu khác dễ sử dụng và tìm hiểu hơn.
Bài học trước đó và tiếp theo